Các món canh đặt sản Tây Nguyên | Du lịch Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Du lịch Tây Nguyên
Các món canh đặt sản Tây Nguyên

LẨU LÁ RỪNG

Ai từng ghé thăm phố núi Pleiku chắc đã được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để nếm thử món lẩu lá rừng hấp dẫn.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây, tuy nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để được thưởng thức món lẩu lá rừng vì có rất ít nơi bán món ăn này. Và nếu có may mắn được thưởng thức món ăn này trong những nhà hàng, quán ăn thì cũng không thể hấp dẫn bằng việc thưởng thức nó ngay giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.
Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, lẩu lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa.
Gọi là lẩu nhưng thực ra giống món canh hơn, nguyên liệu được dùng ngoài nhiều loại lá khác nhau chỉ là tôm khô hoặc các loại thịt khác. Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Điều đó có thể khiến bạn lo sợ về độ an toàn của món ăn này, tuy nhiên, với những người con của núi rừng, họ luôn đủ kinh nghiệm để chọn cho mình những loại lá không gây độc cho cơ thể.
Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá cây tươi

buy levitra cheap

, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức lẩu lá rừng.

CANH CÀ ĐẮNG
Người dân tộc Tây Nguyên – Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ngon trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng.
Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Nay thấy cà ăn ngon, có tín hiệu tích cực cho sức khỏe, người Kinh cũng trồng đại trà bán ở các chợ, giá đến 10.000đồng/kg. Trái lớn gấp đôi, ba lần trái cà pháo nhưng tròn ô van chứ không tròn quay.
Cách nấu dân dã của người Ê Đê ngon một cách bất ngờ. Đầu cá trích khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa bột đầu cá trích vào xào sơ – dậy thơm nhờ tinh dầu cá trích có nhiều trên đầu. Đổ nước vào nấu canh, sôi lên, cho cà xắt khoanh hay bổ như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi canh để nước có độ sền sệt, làm tô canh thơm lạ cùng với vị ngọt, đắng nhẫn nhẫn của cà..
Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và “đắng cay” này để thưởng thức chứ không… than vãn. Cầu kỳ hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.
Cá khô là thực phẩm dự trữ phổ biến của người miền núi và không biết tự bao giờ người Ê Đê lại chọn được đầu con cá trích khô nấu cà đắng – nó tương hợp một cách ngon lành. Có lẽ tinh dầu cá trích thơm ngậy mà thường được đóng hộp, “biến tấu” khác, dùng cá hộp nấu canh cà đắng thay cho đầu cá trích giã nát – vẫn không thua kém nhau.
Cà đắng với người Ê Đê còn nấu với cá khô, cá hấp, tôm tép khô, ốc, còn người Kinh nấu canh cá tươi hoặc um cà với ếch, lươn, thịt dê, gà bò… Đĩa cà đắng um mềm nhừ, thơm là lạ và vị khó bị trùng nhờ chất nhẫn đắng của chính nó. Hiện nay, món dân gian này đã vào nhà hàng, quán xá với giá chừng 55.000đ/tô.

Chả cá thác lát Hồ Lăk
Nhiều người biết đến hồ Lắk (Đắk Lắk) là hồ nước ngọt lớn nhất trong cả nước. Với diện tích bình thường khoảng 500 ha, đến mùa mưa mặt nước hồ Lắk mở rộng ra từ 700 – 800 ha. Đây cũng là vựa cá lớn nhất nhì Tây Nguyên, với đủ các loài cá nước ngọt, đặc biệt là  cá thác lác.Thiên nhiên ban tặng cho hồ Lắk nguồn cá thác lác dường như vô tận, đánh bắt hoài năm này qua năm khác mà không hết. Nhiều người dân đánh cá ở hồ Lắk giải thích, nguồn nước và thức ăn dồi dào từ thượng nguồn núi Chư Yang Sin hùng vĩ đổ về đã góp phần nuôi dưỡng “bể cá” hồ Lắk. Chính vì vậy mà cá thác lác ở đây vừa lớn, vừa ngon. Lóc bớt xương đối với cá to, cá nhỏ để nguyên đem băm hoặc xay nhuyễn “hô biến” thành món chả vừa dai, vừa thơm ngon bội phần. Chả cá thác lác hồ Lắk được chế biến khá đơn giản. Những bà nội trợ có kinh nghiệm cho rằng, chả cá thác lác mà nhiều gia vị là… hỏng, chỉ cần thêm vào thịt cá xay nhuyễn một ít tiêu, nước mắm là đủ. Thịt cá thác lác hồ Lắk tự mình đủ  “nói lên” độ ngon ngọt của mình!

Có thể chế biến cá thác lác theo nhiều kiểu nhưng chỉ có đem chiên vàng,  nấu lẩu hoặc đơn giản hơn là nấu canh với cải cay thì mới thưởng thức hết hương vị đậm đà của nó. Nhiều người cao hứng bảo, đây là món “chả cá thu Tây Nguyên”!

Cá thác lác hồ Lắk giờ đây trở thành đặc sản của Đắk Lắk. Nhiều nhà hàng ở TP Buôn Ma Thuột “khoe” có món chả cá thác lác hồ Lắk là món “ruột”. Nhưng có điều kiện, du khách nên về tận hồ Lắk (cách Buôn Ma Thuột 60 km) thưởng thức món chả cá thác lác tươi nguyên mới thấy hết hương vị đậm đà của món ăn khoái khẩu này. Ghé vào một quán nhỏ ngay bên bờ hồ lộng gió

, gọi một dĩa chả cá thác lác chiên điểm xuyết một ít rau thì là, vài lát cà chua mỏng, sau đó là một nồi lẩu chả cá chua ngọt… là quên đường về

Ý kiến bạn đọc