Du lịch Buôn Ma Thuột | Du lịch Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Du lịch Tây Nguyên
Du lịch Buôn Ma Thuột

City Tour Thành phố.

Khu du lịch Kotam

Bảo Tàng ĐăkLăk

Buôn Akthong – thung lũng MaRin

Nhà đày Buôn Ma Thuột – Ngã sáu Ban Mê

Vườn lan rừng Trohbư

Khu du lịch sinh thái Đồi Thông

Thác Đray Nur

Thác Draynur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng.  Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long – Đray Nur – Dray Sáp của sông Serepok, . Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Draysap thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới <, cách đó không xa. Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Serepok huyền thoại .Đến với Đray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trải rộng khoảng 150m. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ.Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác. Khác với những ngọn thác khác  thác Đray Nur gắn với hai truyền thuyết khác nhau, với hai cách giải thích tên khác nhau. Với giải thích Đray Nur - nghĩa là thác cái, thác vợ - thác gắn liền với mối tình "Romeo và Juliet" của núi rừng. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc. Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơi được cho là nơi ở của vua thủy tề. Ngày xưa vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, chàng gặp 2 nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mất sớm nên cuộc sống trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng. Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng lo sợ nếu chồng đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. Không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó, người dân nơi đây gọi ngọn thác này là Dray Nur, nghĩa là thác vợ( thác đợi chờ)Dịch vụ tại thác.

Tham quan chinh phục thác qua hang động

Câu cá, thả lưới giải trí

Dịch vụ ăn uống tại chổ

Liên tuyến 3 thác. Thác Draysap – Draynu – Gia Long……………

KHU DU LỊCH BUÔN ĐÔN

Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M’nông thì gọi là Buôn Đôn cách Buôn Ma Thuột 40 km, Bản Đôn theo tiếng Lào(sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là “Làng Đảo” nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê ĐÊ bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào. Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện Buôn Đôn

Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, Nhà sàn cổ, Mộ vua voi. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.

Sự năng động trong khai thác du lịch hiện nay đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của du lịch ĐăkLăk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk.

Ngoài những thắng cảnh, khi đến với Buôn Đôn quý khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản rất đặc trưng như thịt rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các loài cá sông đặc sản như cá lăng, cá mõn trâu với rựou cần, rượu Ama Công. Tất cả tạo nên một Buôn Đôn không thể bỏ qua khi đến ĐăkLăk.

Mộ vua săn bắt Voi là lăng mộ của một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra và đặt tên cho vùng đất Buôn Đôn, người có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây.

Khunjunob, tên thật là N’ Thu K’ Nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. Ông đã săn được hàng trăm Voi, trong đó có một con Voi trắng (Bạch Tượng) mà ông đã mang tặng Hoàng gia Thái Lan năm 1861. Vua Thái Lan rất cảm phục và phong tặng ông danh hiệu Khunjunob (Vua Săn Voi). Cả đời mình, ông đã sống, làm việc, lãnh đạo dân làng Buôn Đôn, rồi chọn chốn này làm nơi yên nghỉ cuối cùng. Sau khi ông trút hơi thở cuối cùng, thông tin về cái chết của ông nhanh chóng được truyền đi khắp vùng. Tang lễ của ông được tổ chức rất long trọng với đầy đủ các nghi thức truyền thống kéo dài nhiều ngày với sự tham dự của nhiều sắc tộc gần xa.

Sau khi ông mất, việc hành lễ, bỏ mã, lập mộ cho ông do người cháu (gọi ông bằng cậu) tên là R’ Leo K’ Nul đứng ra lo liệu. Buôn Đôn lúc bấy giờ đã là một nhóm cộng đồng đa sắc tộc mà thành phần chủ yếu là các dân tộc M’ Nông, Êđê và Lào nên R’ Leo và dân làng đã quyết định xây dựng mộ ông dựa theo kiến trúc M’ Nông – Lào kết hợp để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với vị tù trưởng quá cố. Kiến trúc nhà mồ theo văn hóa M’ Nông – Lào của ngôi mộ ông thể hiện khá rõ qua mô-típ hình khối được trang trí bằng các búp sen trên bốn góc và đỉnh mộ.

R’ Leo K’ Nul (cháu của Khunjunob) sinh năm 1877, là người kế quyền lãnh đạo buôn làng sau khi tù trưởng Khunjunob qua đời. Ở thời kỳ này, R’ Leo tỏ ra là một nhà lãnh đạo xuất sắc, biết phát huy các thế mạnh vốn có của địa phương, góp phần không nhỏ trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Đặc biệt, ông đã góp phần làm cho mối quan hệ của buôn làng với các nhóm dân tộc lân cận và triều đại phong kiến đương thời (Bảo Đại) ngày càng khắng khít. Ông cũng đã tặng Bảo Đại một Voi trắng và thành lập cho vị vua này một đội voi săn “Hoàng Gia Bảo Đại”. Ông qua đời năm 1947, thọ 70 tuổi. Ba năm sau khi ông qua đời (1950), lễ bỏ mả cho ông được thực hiện và mộ ông được xây dựng theo kiến trúc đền tháp Campuchia. Đây là mẫu kiến trúc do vua Bảo Đại cho người sưu tầm và cử nhóm đại diện đến trực tiếp thi công. Ngôi mộ được hoàn thành với tổng chi phí ngang bằng giá trị 1 voi có ngà dài vào thời giá lúc ấy.

Sau khi R’ Leo K’ Nul mất người kết tục sự nghiệp tại Buôn Đôn đó là AamKông, và ông chính là người khám phá và chế tạo ra bài thuốc gia truyền lấy tên ông đặt cho bài thuốc. Thuốc AmaKông( một trong những đặc sản của Buôn Đôn).

NHÀ SÀN CỔ.

Nhà được khởi công vào ngày 7/10/1883, hoàn thành vào ngày 19/2/1885.Điểm đặc biệt của ngôi nhà là được làm hoàn toàn bằng gỗ (kể cả mái, mộng, đinh vít…). Nhà có 3 gian, 3 mái chóp nhọn. Để hoàn thành ngôi nhà này cần đến 18 con voi đực được huy động vào việc khai thác và kéo gỗ. 14 thợ mộc lành nghề do ông Tha Vi Vông Khăm Sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả.

Để lợp mái, người ta phải đẽo 8.726 miếng gỗ cà chít (2 cm x 12 cm x 35 cm) để làm ngói lợp, tốn khoảng 7,5 m3 gỗ. Giá trị của căn nhà tính vào thời điểm đó ngang với 12 con voi “có cặp ngà dài”, quy đổi giá trị hiện nay mỗi con voi đực lớn giá khoảng 60-70 triệu đồng (chưa tính giá trị cặp ngà). Riêng cúng “tân gia” đã có 22 con trâu bị mổ thịt. Đây chính là nơi ở của ba đời vua săn voi của vùng đất Buôn Đôn.

Hiện ngôi nhà vẫn do Me Lĩnh (con gái của Ama Kông) trông coi và đây là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Buôn Đôn.

DU LỊCH HỒ LĂK

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ĐăLăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km  theo quốc lộ 27. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.. Bên Hồ Lắk có buôn Jun, buôn M’liêng (buôn cổ nhất và còn nhiều hoang sơ), buôn Lê, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M’Nông, các buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 20 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ. ở đây hàng năm còn tổ chức các lễ hội như, Đua voi, Đua thuyền độc mộc, … các tour du lịch ở Hồ Lăk

Chèo thuyền độc mộc ngắm cảnh hồ, thả lưới, câu cá

Cưỡi voi chinh phục Hồ Lăk, để đến với các buôn làng bên kia hồ

Tham quan Biệt Điện Bảo Đại, nơi Bảo Đại dừng chân nghỉ ngơi khi đến Tây Nguyên.

Tham quan, tìm hiểu các buôn làng cổ nơi đây

Tham quan và chinh phục tháp bìm bịp

Sau khi tham quan quý khách nghỉ ngơi tại Ressot Lăk, thưởng thức những đặc sản địa phương như. Cá lóc nướng, heo đồng bào nướng, gỏi cà đắng, đặc biệt  nơi đây còn có món đặc sản là chả cá thác lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và mùi thơm rất đặc biệt. Lữ hành Phạm Gia xin làm người bạn đồng hành cùng quý khách

Ý kiến bạn đọc