Du lịch Kon Tum – Đà Lạt | Du lịch Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Du lịch Tây Nguyên
Du lịch Kon Tum – Đà Lạt

Khu du lịch Men Đen

Măng Đen là một điểm du lịch rất tuyệt vời, còn được gọi là Đà Lạt của Tây Nguyên. Vùng đất này thuộc huyện Kon Plong của tỉnh Kon Tum, vị trí của nó nằm giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Với độ cao hơn 1.200 mét so với mực nước biển, Măng Đen được ví như là một Đà Lạt thứ hai quả đúng không sai. Nhiệt độ ở đây khoảng chừng từ 18 – 20 độ, lại có rừng thông bao phủ, kết hợp với thác nước(thác Tram, Pa Sỹ, Đăk Ke, Lô Ba,) những con suối nhỏ…càng khiến du khách khi đặt chân đến, đều tưởng như đang đi đến xứ Đà Lạt mộng mơ vậy. Chính điều kiện tự nhiên với khí hậu ôn đới như vậy, đã khiến cho việc trồng các loại rau, hoa quả xứ lạnh, nuôi các loài động vật quý hiếm đặc biệt là dự án “cá Tầm, cá Hồi” triển khai ở đây rất thành công. Nhời cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành nên sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch cũng đã góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của khu du lịch sinh thái Măng Đen, ngày thêm phổ biến đến du khách xa gần.

Cầu treo Kon Klor

Thuộc địa phận làng Kon Klor (TP. Kon Tum), cầu Kon Klor được khởi công xây dựng vào tháng 2-1993 và hoàn thành tháng 5-1994, có chiều dài 292 m, rộng 4,5 m và được xem là cây cầu lớn nhất Tây Nguyên được làm bằng thép.

Đến Kon Tum, du khách đừng nên bỏ qua địa danh tuyệt đẹp này. Nơi đây, du khách có thể thong thả đi bộ trên cầu để ngắm khung cảnh thanh bình, dòng nước chảy nhẹ nhàng, những chiếc thuyền độc mộc neo đậu ven bờ, những đứa trẻ vô tư tắm mát bên dòng sông…

Buổi trưa đầy nắng, cây cầu càng trở nên nổi bật, nối liền màu xanh tươi của những vườn chuối, rặng tre ở hai bên bờ. Cầu Kon Klor đẹp nhất khi buổi chiều xuống, tất cả như chìm trong cảnh sắc hoàng hôn, tạo không gian lãng mạn đến say lòng. Ấn tượng với không gian tuyệt đẹp này, nhạc sĩ Lê Minh Thế đã gửi gắm tình cảm của mình vào trong ca khúc “Chiều trên cầu treo Kon Klor”

Bên cạnh “dải lụa” khổng lồ này là nhà rông Kon Klor cao tới 22 m, được xem là một trong những nhà rông lớn nhất tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, được xây dựng với các chất liệu truyền thống: gỗ, tranh, tre, nứa… và những hoa văn, họa tiết công phu, đẹp mắt, theo đúng truyền thống dân tộc Ba Na. Nhà rông được xây dựng tháng 6-2011, ngay tại nhà rông cũ bị cháy (năm 2010), với tổng kinh phí khoảng 1,8 tỷ đồng cùng sự đóng góp trên 3.000 ngày công của bà con làng Kon Klor và các địa phương lân cận. Không chỉ là điểm sinh hoạt cộng đồng của bà con Ba Na, nhà rông còn là điểm du lịch, biểu tượng văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Đến với Kon Klor, du khách sẽ cảm nhận được khung cảnh làng yên bình, ngập tràn màu xanh tươi của cây lá. Dạo quanh ngôi làng thơ mộng này, du khách sẽ bắt gặp những đứa trẻ có làn da nâu mịn, đôi mắt to tròn, trong veo đang vui vẻ chơi đùa người lớn cần mẫn lao động, sản xuất… Tất cả càng điểm tô cho Kon Klor vẻ đẹp thanh bình, nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn, thú vị. Ngoài ra du khách có thể tản bộ tham quan Nhà Thờ Gỗ, Cô nhi viện( tìm hiểu cuộc sống cũng như văn hóa của đồng bào nơi đây). Tìm hiểu lịch sử oai hùng( Ngục Kon Tum)Lữ hành Phạm Gia xin đồng hành cùng quý khách.

DU LỊCH ĐÀ LẠT

Khu du lịch Langbiang

Langbiang – hay núi Langbiang, nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi  cao 2.167 m so với mặt nước biển, Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Langbiang là điểm du lịch gắng với chuyện tình của chàng K’lang (người lát một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái Biang (người chil một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây. Nhà K’lang và H’biang đều ở dưới chân núi , họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H’biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H’biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn. Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ. Đến với Langbiang quý khách có thể chinh phục núi bằng xe Jep, ngắm toàn cảnh thành phố Đà Lạt.

Đường hầm đất sét

Vườn hoa thành phố

Thung lũng tình yêu

Làng cù lần

Thác Datanla

Thiền viện trúc lâm

Dinh Bảo Đại

Ma rừng lữ quán…………..

Lữ hành Phạm Gia hân hạnh đồng hành cùng quý khách.

Ý kiến bạn đọc